Mục lục
Các Chức Năng Và Hoạt Động Của Khoa Dược Trong Bệnh Viện là nội dung tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên, học viên ngành dược, bài viết sẽ cho các bạn hiểu thêm về chức năng và hoạt động của khoa dược trong bệnh viện, từ lúc lập kế hoạch tổ chức cung ứng thuốc đến việc quản lý thuốc của khoa dược trong bệnh viện như thế nào. Ngoài cung cấp tài liệu cho các bạn chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết thuê báo cáo giá rẻ hãy gọi ngay cho Team Luận Văn qua Zalo/tele : 0909232620
1.Công tác lập kế hoạch Chức Năng Và Hoạt Động Của Khoa Dược Trong Bệnh Viện
1.1. Lập kế hoạch: Chức Năng Và Hoạt Động Của Khoa Dược Trong Bệnh Viện
- Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng năm.
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện.
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị hiện có của bệnh viện.
- Khả năng kinh phí: ngân sách Nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
- Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ sở thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh mục thuốc và cơ sở tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ điều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt.
- Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung ( theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
- Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế ( do Giám đốc bệnh viện quy định).
1.2. Tổ chức cung ứng thuốc của khoa Dược:
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
- Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan.
- Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện hành.
- Khoa Dược gồm có:
- Tổ kho – bảo quản cấp phát thuốc
- Tổ tiếp liệu – dược chính
- Pha chế thuốc dùng ngoài – kiểm nghiệm
- Bán thuốc
- Thống kê kế toán dược.
2. Công tác cung ứng và quản lí thuốc Của Khoa Dược Trong Bệnh Viện
Dự trù, mua, vận chuyển và kiểm nghiệm thuốc
- Lập kế hoạch thuốc, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao hàng năm phải đúng thời gian quy định; phải sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện; phải làm theo đúng mẫu quy định; trưởng khoa dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện kí duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
- Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
- Khi nhu cầu thuốc tăng vọt xuất phải làm dự trù bổ sung.
Vận chuyển
- Người đi mua thuốc phải là dược sĩ.
- Xe chở thuốc phải đi thẳng từ nơi mua về bệnh viện.
Mua thuốc
- Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của Nhà nước.
- Mua thuốc chủ yếu tại doanh nghiệp Nhà nước.
- Thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, si nút kín.
- Phải bảo đảm số lượng, chất lượng theo đúng kế hoạch.
- Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật, cả trong lúc vận chuyển.
Kiểm nhập:
- Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện: mua, viện trợ đều phải kiểm nhập.
- Thuốc mua về trong 24 giờ phải kiểm nhập hàng nguyên đai nguyên kiện, trong vòng một tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ, do hội đồng kiểm nhập thực hiện.
- Thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: giám đốc bệnh viện là chủ tịch, trưởng khoa dược là thư kí, trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán dược người đi mua thuốc và thủ kho là uỷ viên.
- Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thực tế hãng sản xuất, quy cách đóng gói hàm lượng, số lượng, nơi sản xuất, số đăng kí, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.
- Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ kí của hội đồng.
- Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy chế thuốc độc.
- Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu phải thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung.
- Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo.
- Quản lí thuốc, hóa chất và vận dụng y tế tiêu hao tại các khoa
- Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày; riêng ngày lễ và chủ nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Khoa dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.
- Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu quy định; thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện có phiếu riêng theo quy chế thuốc độc.
- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh hàng tuần.
- Hoá chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý. Không được san lẻ các hoá chất tinh khiết và hoá chất tinh khiết kiểm nghiệm.
- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán bệnh viện.
- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng thuốc hoá chất, vật dụng theo dõi tiêu hao trong khoa.
- Tuỳ nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao, các khoá điều trị, cận lâm sàng có tủ thuốc trực, cấp cứu, việc sử dụng và bảo quản phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
- Hoá chất độc tại kho dược do dược sĩ giữ, tại các khoa khác người giữ hoá chất độc ít nhất phải có trình độ từ trung học trở lên, giám đốc bệnh viện có văn bản quyết định phân công người giữ .
- Thực hiện đúng quy chế nhãn về nội dung và hình thức.
- Thuốc dư ra trong ngày phải thực hiện theo quy chế sử dụng thuốc .
- Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa phòng bán thuốc trong bệnh viện.
- Kiểm kê thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao
- Thực hiện việc kiểm kê định kì theo quy định: hàng tháng đối với khoa dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.
Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện
- Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do trưởng khoa làm tổ trưởng, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, kĩ thuật viên trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc và kĩ thuật viên.
- Kiểm kê tháng gồm: Trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho dược và phòng tài chính kế toán.
- Kiểm kê cuối năm đó là Chức Năng Và Hoạt Động Của Khoa Dược Trong Bệnh Viện gồm: giám đốc bệnh viện là chủ tịch hội đồng; trưởng khoa dược là thư kí hội đồng; trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), kế toán dược là uỷ viên.
Nội dung kiểm kê của hội đồng kiểm kê bệnh viện, các uỷ viên xuống từng khoa:
- Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân thừa thiếu.
- Điều hoà thuốc, hoá chất thừa thiếu.
- Xử lí thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao cần huỷ bỏ.
- Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện.

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Kinh Doanh Dược Phẩm Thành An
Nội dung kiểm kê tại khoa dược:
- Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng và chất lượng.
- Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.
- Đánh giá lại thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao; tìm nguyên nhân chênh lệch, hư hao. Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, hội đồng làm biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho xử lí.
- Mở sổ sách cho năm tới.
Lập sổ sách, thanhh toán, thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra:
- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc: lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định
Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc:
- Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo quy định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
- Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc thực hiện hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định.
- Phải ghi đầy đủ cột mục đúng quy định từng mẫu báo cáo.
- Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và kí duyệt.
Thanh toán thuốc:
- Khoa điều trị tổng hợp thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao sử dụng cho từng người bệnh theo quy chế ra viện, rồi chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán viện phí.
- Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra; số liêu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán.
- Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn, báo cáo sử dụng thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao động thương binh xã hội…
Công tác kiểm tra:
- Trưởng khoa dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức kiểm tra.
- Kiểm tra tại các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và trưởng phòng y tá (điền dưỡng); khi cần thiết có sự chủ trì của giám đốc bệnh viện.
Kho
- Việc sắp xếp trong kho phải bảo đảm ngăn nắp, có đủ giá, kệ; xếp theo chủng loại dễ thấy dễ lấy.
- Kho phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, bảo đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm.
Bảo quản thuốc theo nguyên tắc GSP
- Khái niệm
- GSP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Storage Practices”, được hiểu là Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu.
- Kho GSP là kho đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về GSP theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
- Kho thuốc bệnh viện đạt GSP là kho thuốc của các bệnh viện, cơ sở y tế, khám chữa bệnh được Bộ Y Tế yêu cầu và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về GSP theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
- Nhà kho theo GSP
Về địa điểm kho GSP: Kho có địa chỉ xác định có hệ thống giao thông thuận tiện cho các hoạt động vận chuyển, xuất nhập, phòng cháy chữa cháy. Vị trí kho ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt.
- Về diện tích kho GSP: Kho có diện tích đủ rộng, phù hợp với quy mô để bố trí các khu vực cho các hoạt động tiếp nhập, biệt trữ, kiểm tra, bảo quản, đóng gói, xuất kho, …
- Đối với cơ sở nhập khẩu hoặc kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền, tổng diện tích tối thiểu là 500m2, dung tích tối thiểu phải là 1.500m3
- Về thiết kế, xây dựng kho GSP: Kho thiết kế, xây dựng một cách hệ thống để có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chất thải, sâu bọ và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Thiết kế, xây dựng nền, trần, tường, mái kho theo quy định.
- Các khu vực kho có diện tích, thể tích phù hợp, đủ không gian và sắp xếp hợp lý để đảm bảo theo tiêu chuẩn GSP.
- Đặc biệt đối với kho bảo quản các sản phẩm có nguy cơ gây cháy nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy; các loại khí nén…) được thiết kế, xây dựng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo quy định của pháp luật, xa các kho khác và xa khu vực nhà ở. Đảm bảo thông thoáng và được trang bị đèn chống cháy nổ, đặt ngoài kho các công tắc điện.
- Tuân thủ các nguyên tắc về bảo quản, cung cấp hệ thống không khí sạch thông qua việc lấy mẫu thử nguyên liệu.
- Điều kiện bảo quản theo nguyên tắc GSP
- Nếu nhãn sản phẩm không ghi rõ thì bảo quản ở nhiệt độ bình thường. Bảo quản ở nhiệt độ thường là bảo quản trong môi trường khô (độ ẩm 75%), ở nhiệt độ từ 15-30°C. Tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt độ có thể trên 30°C nhưng không vượt quá 32°C và độ ẩm không vượt quá 80%. Phải thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh.
- Với điều kiện bảo quản cụ thể:
- Bảo quản thuốc với điều kiện: “Không bảo quản quá 30 °C” là từ 2 °C đến 30 °C.
- Bảo quản thuốc với điều kiện: “Không bảo quản quá 25 °C” là từ 2 °C đến 25 °C.
- Bảo quản thuốc với điều kiện: “Không bảo quản quá 15 °C” là từ 2 °C đến 15.
- Bảo quản thuốc với điều kiện: “Không bảo quản quá 8 °C” là từ 2 °C đến 8 °C.
- Bảo quản thuốc với điều kiện: “Không bảo quản dưới 8 °C” là từ 8 °C đến 25 °C.
- Bảo quản thuốc tại kho mát thì nhiệt độ thích hợp là khoảng 8-15°C.
- Bảo quản thuốc tại kho lạnh thì nhiệt độ tối thiểu dưới 8°C.
- Bảo quản thuốc tại kho đông lạnh thì nhiệt độ không được vượt phép quá -10°C.
- Bảo quản thuốc với điều kiện “Khô”, “Tránh ẩm” là không quá 75% độ ẩm tương đối trong điều kiện bảo quản thường; hoặc với điều kiện được chứa trong bao bì chống thấm đến tận tay người bệnh.
- Bảo quản thuốc với điều kiện “Tránh ánh sáng” là bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng đến tận tay người bệnh.
- Cần có sự đánh giá độ đồng điều về nhiệt độ và độ ẩm, phải đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt độ và độ ẩm, việc đánh giá phải tuân thủ theo quy định chung của hướng dẫn.
- Yêu cầu sắp xếp hàng hóa trong kho GSP: Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
- Hệ thống giá kệ phải được sắp xếp hợp lý phải được mã hóa để có khả năng nhận biết theo vị trí sắp xếp hàng trong kho.
- Cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực bảo quản để có thể thực hiện tất cả các hoạt động một cách chính xác và an toàn. Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Bàn giao
- Trước khi bàn giao, viên chức giao phải vào sổ đầy đủ và khoá sổ, số liệu phải khớp với chứng từ xuất, nhập ghi rõ các khoản thừa thiếu, hư hao.
- Khi viên chức trực tiếp giữ thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao thay đổi công tác phải tiến hành bàn giao theo quy định.
- Nội dung bàn giao bao gồm các sổ sách, giấy tờ, chứng từ đã khoá sổ, đối chiếu với hiện vật về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp.
- Người bàn giao là trưởng khoa dược phải có sự chứng kiến và kí duyệt biên bản bàn giao của giám đốc bệnh viện; là viên chức khoa dược phải có sự chứng kiến và kí duyệt biên bản bàn giao của trưởng khoa dược.
- Tất cả mọi tài liệu bàn giao phải rõ ràng, lưu trữ theo quy định.
Các Chức Năng Và Hoạt Động Của Khoa Dược Trong Bệnh Viện đã được trình bài hết trong bài viết trên đây. Tuy nhiên tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo nếu muốn có bài viết chất lượng, đạt hiệu quả cao thì các bạn hãy đến với teamluanvan.com để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp bạn nha.

Dịch vụ hỗ trợ luận văn tập hợp hơn 50 thành viên tốt nghiệp loại giỏi đại học, cao học, thạc sĩ. Với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn đặt uy tín và chất lượng bài viết lên hàng đầu. Team luận văn cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ với kinh nghiệm hơn 10 năm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài của mình liên hệ mình qua website : https://teamluanvan.com/