Bạn hoàn toàn tải Free Cách Làm Cơ Sở Lý Thuyết Trong Luận Văn, Khóa Luận để tham khảo trước khi tiến hành làm bài khóa luận, luận văn tốt nghiệp của mình. Phần lớn các bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc triển khai và chưa nắm được cấu trúc của phần Cơ Sở Lý Thuyết Trong Luận Văn, Khóa Luận, nên nội dung này được nhiều bạn tìm kiếm, nhưng để tìm đúng tài liệu để tham khảo thì không phải việc dễ dàng gì. Chính vì vậy nên chúng tôi dành nhiều thời gian để soạn thảo bài viết này để chia sẻ đến các bạn hy vọng sẽ giúp được các bạn hoàn thành một bài tốt nghiệp đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình làm Luận Văn, Khóa Luận nếu các bạn không có thời gian hoàn thành hoặc các bạn gặp khó khăn về bài làm của mình thì hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ giá rẻ, khóa luận tốt nghiệp, trọn gói của Team luận Văn để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/tele : 0909232620
Ví dụ làm đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm của người Tp. Hồ Chí Minh đối với Công ty bảo hiểm Bảo Việt
Cơ sở lý luận về “ý định”: là chính., còn cơ sở lý luận về bảo hiểm: là phụ nên phải trình bày theo thứ tự ưu tiên. Thậm chí bỏ phần “Cơ sở lý luận về bảo hiểm” vì có thể làm tăng số trang mà qui định của Khoa QTKD thì một số thầy cô có thể trừ điểm thì… làm để làm gì.
[Thầy Phi Hoàng không đặt nặng quá về việc vượt số trang nhưng có nhiều thầy cô cứng nhắc thì…
Ví dụ làm đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng tại ngân hàng Vietinbank – CN Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở lý luận về “sự hài lòng”: là chính còn cơ sở lý luận về tín dụng: là phụ
LƯU Ý:
-Nhiều bạn trình bày bố cục chương 2 không hệ thống.
-Hãy trình bày hệ thống theo 04 mục như sau (Có thể nhiều bạn được thầy lưu ý nhưng vẫn trình bày khác…vì có suy nghĩ của riêng mình nhưng…vì thầy từng học nhiều, từng làm nghiên cứu và phản biện đề tài rất nhiều nên thầy biết và chia sẻ nên làm như bên dưới)
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2 LÝ THUYẾT, HỌC THUYẾT LIÊN QUAN (từ sách, giáo trình…)
2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN (từ bài báo khoa học…)
4.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
[Xem thông báo chi tiết 4 mục trên bên dưới]
2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT (nếu đề tài về sự hài lòng/ý định thì trình bày…
2.1.1 Lý thuyết về sự hài lòng/ý định (cơ sở lý thuyết này là chung cho tất cả đề tài về SHL/ Ý ĐỊNH
2.1.2 Lý thuyết về tín dụng
2.1.2.2 [Đề mục như vầy: Không trình bày quá 4 con số]
2.1.3. Là phần lý thuyết mở rộng nhưng liên quan gần nhất (tránh nói xa quá)
Lưu ý: phần này
-Đừng nói quá ít, cũng như quá nhiều lý thuyết khiến làm dư số trang và cũng thừa
-Đừng viết từng câu, từng câu rồi xuống dòng hoặc 1-2 câu xuống dòng: là sai mà phải viết hết ý rồi mới xuống dòng…tức phải “hành văn”, vì đây là báo cáo nghiên cứu khoa học chứ không phải báo cáo kinh doanh
-Nhiều người lấy ý, nội dung bài của người khác mà không viết lại, biên tập lại…copy 100% là sai, mà hãy trích dẫn, trích nguồn tham khảo như qui định cách trích nguồn của thông báo khoa QTKD (cập nhật nhé). Tuy nhiên, KHÔNG được copy của người khác 100% đưa vào bài rồi trích nguồn. Làm như vậy là sai. Chỉ được copy “định nghĩa”, “qui trình” v.v nhưng trích nguồn. Copy nhiều nội dung (có sáng tạo) nhưng tỷ lệvtoàn bài dưới 30%. Việc copy “y chang” dù có trích nguồn cũng xem như là đạo văn.
2.2 LÝ THUYẾT, HỌC THUYẾT LIÊN QUAN (chủ yếu từ sách, giáo trình…)
-Tham khảo sách, giáo trình, các bài báo, các bài nghiên cứu (định TÍNH) có liên quan để tìm, SƯU TẦM các nghiên cứu liên quan gần nhất, có các biến độc lập/thang đo giống hoặc gần giống với các biến độc lập ( các vấn đề/thang đo) trong mô hình nghiên cứu mà em đang phác thảo
-Vận dụng chúng vào báo cáo khóa luận của mình
–Trích dẫn tóm tắt (có nhận xét, đánh giá…) về kết quả nghiên cứu này, nhấn mạnh nét tương đồng với mô hình nghiên cứu mà em đang phác thảo, cố tìm ra hạn chế…mà mô hình nghiên cứu em đang phác thảo có thể bổ sung hoàn thiện thêm. Vì nghiên cứu là kế thừa, sáng tạo và phát huy thành quả của người đi trước.
-Vẽ mô hình để tạo cái nhìn trực quan sinh động cho người xem & đánh giá.
-Thông thường thì các bạn trích dẫn tóm tắt vài dòng là chưa đạt
2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN (chủ yếu bài báo khoa học)
-Tham khảo các bài nghiên cứu (định LƯỢNG), các đề tài nghiên cứu khoa học (đề tài khoa học cấp cơ sở, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ…) có liên quan để tìm các nghiên cứu liên quan gần nhất, có các biến độc lập/thang đo giống hoặc gần giống với các biến độc lập ( các vấn đề/thang đo) trong mô hình nghiên cứu mà em đang phác thảo
–Ưu tiên một là sưu tầm các nghiên cứu dưới dạng bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế hoặc trong nước để tham khảo, vận dụng và trích dẫn vào bài làm
-Thông thường các bài báo khoa học (hiện tại giới nghiên cứu coi trọng nghiên cứu định lượng) được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín là sự tham khảo ưu tiên hàng đầu mà bạn cần lưu ý.
–Trích dẫn tóm tắt (có nhận xét, đánh giá…) về kết quả nghiên cứu này, nhấn mạnh nét tương đồng với mô hình nghiên cứu mà bạn đang phác thảo, cố tìm ra hạn chế…trong mô hình nghiên cứu mà bạn đang phác thảo có thể bổ sung thêm “thang đo” hoặc bớt đi thang đo mà mình phác thảo ban đầu để hoàn thiện thêm mô hình nghiên cứu của mình. Vì nghiên cứu là kế thừa thành quả, sáng tạo, phát huy và hoàn thiện những hạn chế của người trước.
-Ở phần này nên trình bày bằng cách vẽ mô hình nghiên cứu để tạo cái nhìn trực quan sinh động cho người xem & đánh giá.
-Thông thường thì các bạn trích dẫn tóm tắt vài dòng là chưa đạt
-Bạn có thể tham khảo nhiều và trích dẫn ở phần phụ lục. Còn ở mục này chỉ trích dẫn:
+Sưu tầm và trích dẫn ở mục 2.3 này từ 4-6 nghiên cứu liên quan gần nhất với đề tài nghiên cứu khoa học của bạn.
+Nếu khó sưu tầm thì ít nhất cũng từ 2-3 nghiên cứu
Nếu bạn là sv khoa QTKD IUH- Do bị giới hạn số trang, khoảng 60trang thì không nên trích dẫn quá nhiều)
Nếu đề tài qui định 75-80 trang thì đề tài nghiên cứu khoa học mà bạn phải sưu tầm và trích dẫn phải nhiều hơn.
Phải phân chia:
+Nghiên cứu tham khảo trong nước
+Nghiên cứu tham khảo nước ngoài
-Các bạn có thể tham khảo cách trình bày như sau:
Nội dung của Cách Làm Cơ Sở Lý Thuyết Trong Luận Văn, Khóa Luận không dừng lại ở đó
2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN
2.3.1 Xiaoli Zhang (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc.
[Vẽ ra mô hình của nghiên cứu trong bài báo khoa học của tác giả này
để người đọc có cái nhìn trực quang hơn]
Nguồn: [Tên tác giả, 2019]
Nghiên cứu của Xiaoli Zhang về các nhân tố tác động đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc. Mục đích của nghiên cứu này là xác định những nhân tố tác động đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc quay lại Thái Lan. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá các yếu tố thuộc về nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ, thu nhập) cũng tác động đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc như chỉ ra sự khác nhau giữa yếu tố “Nhân khẩu học” với sự hài lòng về điểm đến và ý định viếng thăm trở lại.
Kết quả nghiên cứu được tiến hành khảo sát từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013 với 400 khách du lịch Trung Quốc đang và đã từng đến Thái Lan du lịch. Kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng tất cả các nhân tố đều tác động đến ý định quay lại Thái Lan của du khách Trung Quốc. Trong đó, yếu tố nhân khẩu học là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định du khách với mức beta chuẩn hóa 0,714; yếu tố hình ảnh của điểm đến có tác động mạnh thứ hai với mức beta chuẩn hóa 0,539; yếu tố nhận thức về điểm đến là nhân tố tác động yếu nhất đến ý định quay lại của du khách Trung Quốc với mức beta chuẩn hóa là 0,273.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các thuộc tính nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm du lịch của du khách Trung Quốc là những nhân tố rất quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định trở lại trong tương lai của họ. Điều này cho thấy rằng, ý định quay lại Thái Lan của du khách Trung Quốc trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố có tính chủ quan như tình sức khỏe, tài chính hay đặc điểm nghề nghiệp thay vì chịu tác động bởi sự thu hút của cảnh quan thiên nhiên hay các dịch vụ du lịch hữu ích của điểm đến Thái Lan. Kết quả nghiên cứu này khác so với các kết quả nghiên cứu thường thấy.
Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp kiểm định sự khác biệt trung bình T-test, One-way ANOVA, hồi quy tuyến tính, tác giả cũng khẳng định rằng các yếu tố (liệt kê các biến độc lập) có mối quan hệ đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch và sự hài lòng tổng thể có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại Thái Lan của du khách Trung Quốc.
Lưu ý: Phần này bạn phải làm được 2 phần nhu sau:
- Tóm tắt khái quát về nghiên cứu khoa học của tác giả này.
- Nói được những điểm mạnh (cái hay) nghiên cứu này mà mình muốn tiếp thu/ vận dụng chúng vào bài và chỉ ra một số hạn chế trong nghiên cứu khoa học của tác giả này (vì sao mình biết? Do mình đọc nhiều nghiên cứu khác, gắn với thực trạng tại doanh nghiệp hoặc thị trường Việt Nam) và nhấn mạnh rằng mình muốn hoàn thiện mô hình này (bằng cách bổ sung thêm hoặc bớt thang đo) trong nghiên cứu của mình
Ghi chú:
-Thông thường sinh việc chỉ làm phần 1 (nhưng làm chưa trọn vẹn)
-Phần 2 (nêu trên) thông thường 99% sinh viên chịu không làm hoặc không có khả năng làm hoặc không được thầy cô hướng dẫn làm.
-Sau mỗi trích dẫn em cần đưa ra phân tích hoặc ít nhất nhận xét thể hiện quan điểm cá nhân của em về nghiên cứu mà em vừa tham khảo, trong mối liên hệ gần với mô hình/ các vấn đề mà em đặt ra trong nghiên cứu của mình.
-Nếu em làm như vậy mới được đánh giá cao hơn
.3.2 Trần Thị Ái Cẩm (2011), Giải thích sự hài lòng và ý định quay lại Nha Trang – Việt Nam của khách du lịch.

XEM THÊM : Đề Cương Khóa Luận Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty
Lưu ý:
-Làm tương tự hướng dẫn như trên
-Vẽ sơ đồ như vậy là màu mè. Sơ đồ của một báo cáo nghiên cứu cần nghiêm túc, trang trọng nên không được màu mè như vậy. Chỉ dùng màu đen, trắng là ưu tiên một, hoặc xanh đậm, xám.
2.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ
Phần này yêu cầu bạn phải:
– Lập luận, lý luận cho việc đưa ra mô hình nghiên cứu (chứ không phải vẽ ra mô hình nghiên cứu hoặc nói vài dòng…là được)
– Lập luận, lý luận là dẫn dắt (có trích dẫn ý kiến các chuyên gia, đặc biệt ý kiến của các giả có trong tài liệu mà bạn tham khảo chính (hoặc trích nguồn trong tài liệu tham khảo) để người đọc đồng tình với đề xuất mô hình nghiên cứu mà mình vừa phác thảo.
– Những ý kiến từ chuyên gia được trích dẫn sẽ là những luận cứ, căn cứ khoa học có tính thuyết phục. [Xem file đính kèm thầy Phi Hoàng gửi]
-Phần LẬP LUẬN để diễn giải ra được cái mô hình mà bạn phác thảo ban đầu RẤT quan trọng. LẬP LUẬN là phần trích dẫn các kết quả nghiên cứu, ý tưởng của các nhà nghiên cứu mà đề tài của họ được bạn vận dụng vào làm mô hình (là chính) hoặc có cải biên,và cả đề cập đến các nghiên cứu của các tác giả khác (là phụ) để cho người đọc thấy việc mình đưa/xác định các thang đo vào mô hình là “có cơ sở khoa học” [cơ sở lý luận là vậy], nói có sách mách có chứng chứ ko tự pịa… nhằm tăng tính thuyết phục. [Chứ không phải trích nguồn tài liệu tham khảo ở phần cuối báo cáo khóa luận cho nhiều trong khi không hề vận dụng hoặc chẳng liên quan]. Phần LẬP LUẬN còn “áp vào (liên hệ với) vấn đề nghiên cứu của mình với thực tiễn doanh nghiệp hoặc về vde mà bạn nghiên cứu.
-Phải có những câu có tính “mấu chốt” “chốt hạ” cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu trước khi vẽ ra mô hình nghiên cứu sơ bộ đề xuất như:
“Căn cứ. Dựa vào các lý thuyết (sự hài lòng/ ý định mua hàng/ hành vi, động lực làm việc….tùy từng đề tài thì nói nó ra lý thuyết đó), các học thuyết (…), các kết quả nghiên cứu khoa học liên quan (Ý là cho biết mình có kế thừa thành tựu người khác), các kết quả nghiên cứu thực tiễn [tại doanh nghiệp (nếu làm về DN, về ngành…. thực phẩm (nếu đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực thực phẩm của một ngành, ý là cho biết mình có gắn với thực trạng tại DN], kết quả thảo luận ý kiến của các chuyên gia (Ý là cho biết mình có thảo luận nhóm) v.v có thể đề xuất “những yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM” (biến Y) bao gồm: biến A, biến B, biến C, biến D, biến E (Biến X).
-Sau đó thì vẽ ra mô hình nghiên cứu
-Biến độc lập nằm vị trí bên trái (là các biến tác động đến biến phụ thuộc )
-Biến phụ thuộc (bên phải) là vấn đề mình nghiên cứu, cần giải quyết [như sự hài lòng, động lực làm việc, ý định mua sắm v.v]
-Biến độc lập phải hướng mũi tên về bên phải_Biến phụ thuộc
2.4.2 Mô tả thang đo & giả thuyết nghiên cứu
– Mô tả TỪNG thang đo (biến độc lập), đi kèm là giả thuyết nghiên cứu
– Không phải bạn tự mô tả, định nghĩa thang đo theo suy nghĩ mình mà là sưu tầm, trích dẫn định nghĩa thang đo của các tác giả khác, có trích nguồn [tên tác giả, năm]. Lý do bạn chưa phải là một nhà nghiên cứu thực thụ hoặc nổi tiếng hoặc có thể chứng minh mô tả việc này, chưa đủ khả năng để thuyết phục người khác
– Hoặc dịch nghĩa, biên tập ý diễn đạt mô tả định nghĩa thang đo của các tác giả khác từ các nghiên cứu tham khảo và có trích nguồn [tên tác giả, năm]
VÍ DỤ minh họa sau:
“Giá trị cảm nhận” & “Ý định quay lại”:
Theo Zeithaml (1988) “giá trị cảm nhận” là sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra”. Đó cũng là những giá trị được khách hàng cảm nhận tính theo đơn vị tiền tệ của lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ và xã hội mà khách hàng có thể nhận được so với giá mà họ trả cho một sản phẩm, đặt trong việc xem xét giá cả và sự chào hàng của các nhà cung cấp sẵn có (Anderson và các cộng sự, 2001). Cũng theo Butz & Goodstein (1990), “giá trị cảm nhận” của khách hàng là mối quan hệ cảm xúc được thiết lập giữa khách hàng và nhà cung cấp sau khi khách hàng đã sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ và thấy rằng sản phẩm hay dịch vụ đó tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thể hiện của đặc tính và những kết quả đạt được (hoặc hậu quả phát sinh) từ việc sử dụng đó tạo điều kiện thuận lợi đạt được mục tiêu và mục đích của khách hàng (Woodruff, 1997). Các tác giả cũng cho rằng nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ đầu tư để nâng cao “giá trị cảm nhận” thì “ý định quay lại” của du khách Trung Quốc tăng theo một tỷ lệ tương ứng.
Giả thuyết H1: “giá trị cảm nhận” có ảnh hưởng đến ý định quay lại … của khách du lịch….
Tương tự làm cho các thang đo (biến độc lập) còn lại.
Tổng kết chương 2
-Tóm tắt các việc đã làm ở chương 2
-Nhìn vào các đề mục lớn để tóm ý
-Viết chừng 4-5 dòng.
Trên đây là Cách Làm Cớ Sở Lý Thuyết Trong Luận Văn, Khóa Luận được tham khảo từ khóa luận tốt nghiệp,luận văn đã đạt được điểm cao các bạn khóa trước có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty Số điện thoại/zalo/tele : 0909232620 bạn nhé.

Dịch vụ hỗ trợ luận văn tập hợp hơn 50 thành viên tốt nghiệp loại giỏi đại học, cao học, thạc sĩ. Với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn đặt uy tín và chất lượng bài viết lên hàng đầu. Team luận văn cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ với kinh nghiệm hơn 10 năm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài của mình liên hệ mình qua website : https://teamluanvan.com/